- Thực phẩm đông lạnh có hại cho sức khỏe không?
- 9 bước xây dụng mô hình kinh doanh hàng đông lạnh Lãi Cao ít ai biết
- Cần tìm hiểu, chuẩn bị gì trước khi bắt đầu kinh doanh:
- Bước 1: Phân tích thị trường và nhu cầu tiêu dùng: Hàng đông lạnh và hàng tươi sống.
- Bước 2: Xác định mặt hàng kinh doanh & địa điểm kinh doanh.
- Bước 3: Xác định vốn ban đầu
- Bước 4: Tìm nguồn hàng uy tín chất lượng, giá rẻ:
- Bước 5: Bảo quản, vận chuyển đông lạnh tốt
- Bước 6: Hình thức kinh doanh
- Bước 7: Đưa ra mức giá cạnh tranh
- Bước 8: Xây dựng thương hiệu từ đầu
- Bước 9: Quảng cáo, marketing
Điện Máy Thể Thao chia sẻ : "Mô hình kinh doanh thực phẩm đông lạnh Lãi Cao ít ai biết"
Xu hướng đi siêu thị, cửa hàng, siêu thị mini như Bách Hóa Xanh, Emart, Co-op mart, Aeon, Lotte Mart, Vinmart, Big C,… Ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhu cầu mua hàng sạch, đảm bảo chất lượng, hàng tươi sống và đông lạnh cũng thu hút khách hàng. Trong đó, mặt hàng thực phẩm đông lạnh với giá thành hợp lý, lưu giữ được lâu hơn cũng dần được ưa chuộng.
Hình thức kinh doanh thực phẩm đông lạnh cũng phát triển mạnh mẽ. Hôm nay, Điện Máy Thể Thao sẽ giới thiệu đến bạn mô hình kinh doanh thực phẩm đông lạnh (hàng đông lạnh) thu lãi cao đã được nhiều công ty khởi nghiệp thành công.
Thực phẩm đông lạnh có hại cho sức khỏe không?
Thực phẩm đông lạnh là gì
Thực phẩm đông lạnh là các loại thực phẩm để chế biến hoặc ăn ngay đã được làm sạch hoặc sơ chế sau đó cấp đông làm lạnh ở nhiệt độ thấp. Nhiệt độ tiêu chuẩn của thực phẩm đông lạnh là -200C đến -150C.
Đối với mặt hàng thịt cá hải sản rau củ quả đông lạnh : Sau khi sơ chế làm sạch, tất cả sẽ được bỏ vào túi hút chân không và đem đi đông lạnh ngay. Thực phẩm được bảo quản tốt vẫn giữ nguyên được hình dáng, chất dinh dưỡng. Lý do là vì ở nhiệt độ thấp dưới 100C cũng là môi trường khiến các vi sinh vật, vi khuẩn bị ngưng phát triển và bị đóng băng ở tại thời điểm làm đông lạnh. Vì thế, khi mua về bạn cất ngay vào ngăn đông để giữ nguyên nhiệt độ này sẽ giúp thực phẩm được bảo quản lâu và không hề gây hại gì cho sức khỏe dù sử dụng nhiều loại thực phẩm đông lạnh trong thời gian dài.
Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh và thời gian sử dụng bao lâu
Dù là thực phẩm, đồ ăn, nước uống… thì đều có thời hạn sử dụng (date). Vì thế bạn cần lưu ý bảo quản thực phẩm đúng cách để đảm bảo sức khỏe của chính mình và người thân nhé.
Theo các nhà khoa học và dinh dưỡng, họ đã phân tích chuyên sâu về chất lượng dinh dưỡng bên trong từng thực phẩm. Từ đó đưa ra lời khuyên về việc bảo quản và thời gian lưu trữ từng loại thực phẩm như sau:
- Nhóm thực phẩm có thể lên men và mau hư như: Trứng, sữa, sữa chua,… : Chỉ nên cất giữ khoảng 10-14 ngày. Đối với bơ, phô mát: Thời gian kéo dài hơn nhưng thường không quá 5-6 tháng. Bạn cũng cần lưu ý về ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì để kiểm tra cho đúng thời gian sử dụng nhé.
- Nhóm thực phẩm trái cây, rau củ quả: Tùy từng loại mà thời gian bảo quản khác nhau. Và quan trọng bạn đã sơ chế chưa. Nếu chưa sơ chế, thời gian có thể từ 3 – 5 ngày và kéo dài tối đa khoảng 3 tuần. Nếu đã sơ chế, thì thời gian dùng không nên quá 3 ngày. Đối với các mặt hàng đông lạnh thì tùy theo thời hạn sử dụng ghi trên bao bì. Lưu ý, khi rã đông ra, bạn nên dùng ngay để bảo đảm dinh dưỡng là cao nhất.
- Nhóm thịt cá hải sản: Đối với hải sản tươi đông lạnh thì thời gian từ 1-2 ngày. Đối với nhóm thịt cũng khoảng 1-2 ngày. Còn thịt xông khói, xúc xích có thể để đến 2 tuần nếu chưa mở bao.
Môi trường bảo quản: Nhiệt độ bảo quản được khuyến cáo an toàn là từ -150C đến dưới 100C. Đồng thời từng loại thực phẩm cần được tách riêng biệt từng túi và hút chân không.
9 bước xây dụng mô hình kinh doanh hàng đông lạnh Lãi Cao ít ai biết
Với mặt hàng thực phẩm đông lạnh, bạn cần số vốn kha khá và cần tiến hành thực hiện các bước lập kế hoạch kinh doanh thực tiễn cụ thể. Để kinh doanh thành công và thu hồi vốn nhanh, có lợi nhuận ngay trong quý đầu tiên, bạn cần phải có chiến lược kinh doanh riêng.
Dưới đây là các bước giúp bạn phân tích, đưa ra chiến lược và lên kế hoạch kinh doanh đúng đắn nhất.
Cần tìm hiểu, chuẩn bị gì trước khi bắt đầu kinh doanh:
Để kinh doanh các loại thực phẩm đông lạnh cần phải thỏa các điều kiện sau:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Theo mẫu 1 được ban hành kèm Thông tư 26/2012/TT-BYT)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
- Bản tường trình về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ kinh doanh và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
Bước 1: Phân tích thị trường và nhu cầu tiêu dùng: Hàng đông lạnh và hàng tươi sống.
Bạn cần nắm rõ khu vực mình kinh doanh về nhu cầu và lượng khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu nhắm tới. Từ đó đánh giá về khả năng thực thi kinh doanh tại địa điểm này có thể mở rộng được không.
Tiếp theo, đối với khách hàng mục tiêu, bạn cần xác định rõ:
Đối tượng khách hàng nhắm đến là ai?
- Sở thích, hành vi mua sắm và khách hàng mong muốn gì, cần gì ở thực phẩm đông lạnh này?
- Giá cả - Khả năng sẵn sàng chi tiêu cho loại sản phẩm này là bao nhiêu?
- Sức tiêu thụ: Tần suất mua và sử dụng sản phẩm trong 1 tuần, 1 tháng là bao nhiêu?
Sau khi phân tích và xác định rõ chân dung của thị trường và khách hàng tiềm năng, bạn sẽ có thể lên chiến lược kinh doanh và marketing sát với thực tế hơn.
Bước 2: Xác định mặt hàng kinh doanh & địa điểm kinh doanh.
Loại sản phẩm kinh doanh là gì:
- Thịt cá đông lạnh
- Hải sản đông lạnh
- Rau củ quả đông lạnh
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh
Từ loại thực phẩm kinh doanh, bạn sẽ xác định được nhu cầu diện tích để sản xuất, cung ứng sản phẩm cần thiết. Nếu bạn kinh doanh trực tiếp, bạn cần mặt bằng rộng lớn. Có thể vừa bán vừa sản xuất, vận chuyển giao hàng. Hoặc lựa chọn mặt bằng kinh doanh và xưởng sản xuất chế biến riêng.
Ở hình thức thứ 2 được nhiều khách hàng ưa chuộng hơn. Vì tuy sẽ mất thêm chi phí vận chuyển đến cửa hàng nhưng sẽ tiết kiệm lớn chi phí tuê mặt bằng ở nơi đắc đỏ. Và hơn hết là ở những khu dân cư đông, gần chợ, khu vực sầm uất,… kinh doanh giao thông thuận lợi thì nơi có diện tích lớn để sản xuất là vô cùng hiếm.
Bước 3: Xác định vốn ban đầu
- Thuê mặt bằng, trang trí
- Nhập hàng, máy móc, nhân viên
- Chi phí quảng cáo (Marketing)
1: Thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng sao cho khách hàng thuận tiện dừng lại ghé mua sản phẩm. Chi phí thuê mặt bằng theo giá thị trường.
2: Chi phí nhập hàng, máy móc : Chi phí mua thực phẩm và máy chế biến thực phẩm, máy hút chân không, tủ đông,…
Xem thêm các dòng :
Chi phí thuê nhân viên: Quản lý, vận hành, kho, giao nhận, nhân viên bán hàng, kinh doanh,…
3: Chi phí quảng cáo, marketing: Hình thức marketing online hoặc offline. Quảng cáo trên internet chi phí thấp, hiệu quả cao hiện nay rất được ưa chuộng. Giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí quảng cáo truyền thông mà lại có thể mở thêm kênh mua sắm online. Với sự bùng nổ công nghệ 4.0, khách hàng ngày càng chuộng việc mua hàng trên mạng (online).
Bạn cần tính toán và cân đối sao cho hợp lý. Đồng thời dự trù khoảng chi phí phát sinh và duy trì nguồn lực ban đầu.
Bước 4: Tìm nguồn hàng uy tín chất lượng, giá rẻ:
Tìm kiếm đầu vào : Nguồn hàng nhập khẩu trong nước hay nước ngoài.
Hãy chú ý đến xem thực tế tại các đơn vị cung cấp để đảm bảo 3 yếu tố sau:
- Phải có chứng nhận xuất nhập khẩu, chứng nhận chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Trang thiết bị cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tốt.
- Khả năng cung ứng & giá thành.
Sau khi cân nhắc và lựa chọn được nhà cung cấp uy tín. Việc cần làm tiếp theo là bạn thỏa thuận giá cả và lợi ích giữa 2 bên. Từ đó có được mức giá tốt nhất cũng như các thỏa thuận có lợi cho đôi bên.
Bước 5: Bảo quản, vận chuyển đông lạnh tốt
Hàng đông lạnh cần chú ý nhất là khâu vệ sinh, đảm bảo lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm là tốt nhất, từ khâu chế biến đến khi đóng gói bao bì và cất tủ đông đều phải ở trong môi trường độ lạnh dưới 50C. Nhiệt độ bảo quản trong tủ đông và vận chuyển đông lạnh phải được đảm bảo nhiệt độ dưới 200C. Như vậy, trong suốt thời gian từ sản xuất đến đến tay người tiêu dùng đều đảm bảo chất lượng và hàm lượng dưỡng chất dinh dưỡng là cao nhất.
Bước 6: Hình thức kinh doanh
Có 2 hình thức kinh doanh sau:
Có cửa hàng giao dịch : Mở cửa hàng, các đại lý phân phối bán lẻ trực tiếp.
Mở cửa hàng online: Nếu chưa đủ vốn và muốn khởi nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ, giảm chi phí mặt bằng, bạn có thể lựa chọn hình thức này.
Bước 7: Đưa ra mức giá cạnh tranh
Bạn cần phân tích giá của đối thủ và các mặt hàng thực phẩm tươi để đưa ra các chiến dịch giá tốt nhất thu hút khách hàng.
Hãy sử dụng chiến lược “chim mồi” về giá để tăng khả năng cạnh tranh nhé. Giải thích sơ lược về hình thức “chim mồi” về giá là bạn sử dụng 1 mặt hàng có giá cao, mua từ 2 sản phẩm trở lên với mức giá thấp hơn. Hoặc mua sản phẩm kèm theo với giá ưu đãi. Mục đích là kích thích lượng khách tiêu thụ các sản phẩm kém thu hút về chất lượng.
Bước 8: Xây dựng thương hiệu từ đầu
Không có một nhà kinh doanh nào thành công mà không xây dựng thương hiệu riêng. Thương hiệu không chỉ khẳng định vị thế của bạn trên thị trường mà còn giúp khách hàng dễ phân biệt và nhớ đến bạn hơn.
Bước 9: Quảng cáo, marketing
Đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả là yếu tố không thể thiếu.
Ngày nay các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Tiktok… thu hút rất nhiều khách hàng tiềm năng. Tại đây, bạn có thể giới thiệu đến khách hàng hàng trăm mặt hàng sản phẩm. Kích thích nhu cầu mua lại của khách hàng cũng là mục tiêu sử dụng hình thưc Re-marketing rất hiệu quả.
Như vậy, Điện Máy Thể Thao đã giới thiệu đến bạn “Mô hình kinh doanh thực phẩm đông lạnh Lãi Cao ít ai biết” . Hi vọng rằng với những chia sẻ trên bạn sẽ có thể xây dựng và chọn được hình thức kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
TOP máy rung toàn thân chính hãng cao cấp bán chạy nhất năm
Kinh nghiệm mua máy làm kem tươi kinh doanh vốn ít lời nhiều
Top 5 máy hút chân không công nghiệp siêu bền X2 năng suất
3 Bước Mở Tiệm Bán Kem Tươi Cho Người Mới Bắt Đầu