giỏ hàng Giỏ hàng: sp

Xe Đạp Địa Hình Bền Bỉ

Xe đạp địa hình là gì?

  • Xe đạp địa hình là loại xe có trọng lượng nặng hơn so với các dòng xe khác bởi nó được thiết kế khung xe to, chắc chắn và lốp xe to nhiều gai để dễ bám đường hơn, ghi đông (tay lái xe) được thiết kế thẳng. Nhờ thiết kế chắc chắn về phần khung và bánh xe nên chiếc xe này có thể chạy trên mọi địa hình kể cả những nơi gồ ghề và dốc. 

  • Xe đạp địa hình được phân thành nhiều loại khác nhau, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào các loại địa hình và mục đích của người lái. Nếu bạn là một người có đam mê với đạp xe địa hình ở những nơi có đồi núi đầy thách thức thì đây là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn. Tuy nhiên, khi sử dụng người cầm lái cần có sự khéo léo để điều khiển xe một cách an toàn.

Ưu điểm và nhược điểm của xe đạp địa hình:

Mỗi loại xe đạp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong bảng so sánh sau đây, mời các bạn cùng điểm qua xem xe đạp địa hình có lợi thế là gì và còn hạn chế ở điểm nào nhé.

Ưu điểm Nhược điểm:


xe đạp địa hình

  • Xe có độ chắc chắn và an toàn cao

  • Độ ma sát với mặt đường lớn nên di chuyển tốt trên những con đường gồ ghề và dốc

  • Lốp xe dày, chắc chắn nên ít bị thủng lốp giữa đường

  • Ghi đông thẳng nên người điều khiển có thể ngồi thẳng lưng, giảm mỏi hơn tư thế cong người

  • Tốc độ không cao so với các dòng xe khác

  • Xe có trọng lượng nặng

  • Lốp xe to và nặng nên nếu đi trên đường bằng phẳng sẽ gây tốn sức hơn.

Các loại xe đạp địa hình:

  • Xe đạp địa hình băng đồng (Cross-Country)

    • Xe đạp địa hình băng đồng là loại xe được sử dụng phổ biến nhất trong các loại xe đạp địa hình. Loại xe này được sản xuất từ các loại vật liệu nhẹ (nhôm hoặc carbon) giúp xe di chuyển nhanh và thích hợp với những người thích đi qua các vùng làng quê có đường không quá gồ ghề, thíc hợp sử dụng xe đạp thể dục ngoài trời rèn luyện sức khoẻ.

    • Xe đạp địa hình băng đồng gồm có 2 dòng xe nhỏ hơn, đó là Hard Tail và Full suspension. Xe Hard Tail được trang bị một giảm xóc ở phía trước, thường được sử dụng để di chuyển trên những địa hình có ít chướng ngại vật và không có dốc như đường mòn, đường đất, đường sỏi đá hay thảm cỏ. Xe Full suspension có đến 2 giảm xóc trước và sau nên có thể đi đến những nơi có địa hình ít bằng phẳng và gồ ghề hơn.

  • Xe đạp địa hình leo núi (Freeride Mountain Bike)

    • Xe đạp địa hình leo núi có trọng lượng nặng nên vận tốc di chuyển cũng có phần chậm hơn so với xe đạp địa hình băng đồng. Xe có thiết kế lốp lớn, bánh xe bền và phanh mạnh hơn để leo lên các bậc dốc như núi hay cầu thang.

  • Xe đạp địa hình đổ đèo (Downhill Mountain Bike)

    • Đây là loại xe được dùng để chuyên đổ đèo hoặc đi những đoạn đường cực xấu nhờ thiết kế khung xe to và chắc chắn. Cùng với đó, xe đạp đổ đèo được trang bị từ 2 đến 3 phuộc nên có khả năng giảm xóc tốt hơn, giúp người lái dễ dàng di chuyển trên đường có chướng ngại vật to như đá hoặc rễ cây.

Một số lưu ý khi sử dụng xe đạp địa hình:

  • Trước khi đi xe đạp địa hình ở nơi có nhiều chướng ngại vật, bạn cần luyện tập nhiều lần để làm quen với cách phanh xe ở những địa hình khác nhau. Sử dụng phanh trên đường gồ ghề không đơn giản khi cần dừng là bóp mà bạn cần nhanh trí và xử lý các tình huống cho hợp lý trước khi đạp xe đạp tập thể dục.

  • Khi leo dốc, bạn cần giữ đều tốc độ và đạp đều chân để tránh bị tụt lùi. Ngoài ra, bạn có thể cuối người về phía trước để giảm bớt sức cản của gió, hạn chế nhổm ra khỏi yên xe làm giảm độ bám đất của bánh xe sau. Khi xuống dốc, bạn cũng cần giữ bàn đạp của bạn song song với mặt đất để tránh va đập vào các vật cản khác hay tảng đá.

Danh sách sản phẩm:

XEM THÊM BÀI VIẾT